Vì sao Mỹ khôi phục TWI?

Sau Thế Chiến thứ II, Hoa kỳ với nền công nghiệp không bị tàn phá bởi chiến tranh và đã phát triển tột độ, do là nhà cung cấp độc nhất trên thế giới, đã bỏ TWI. Rất có thể vì không tiếp tục duy trì hay để mất khả năng sản xuất cơ bản này nên đã có sự lụn bại dần dần về năng suất và chất lượng trong thập niên 1970 của các doanh nghiệp Mỹ.

Ngược lại, vì sử dụng TWI để xây dựng và duy trì căn bản thực tế cho Năng suất và Chất lượng bởi mọi cấp quản lý Nhật Bản từ năm 1947 mà sau ba thập kỷ các doanh nghiệp Nhật đã thắng các doanh nghiệp Hoa kỳ ngay trên đất Mỹ với những sản phẩm mà Mỹ thống trị như Ô tô, Máy tính, máy ảnh, radio...

Đầu thập kỷ 1990, khi  phong trào TPS và LEAN, TQM trở nên phổ biến tại Mỹ họ học được từ các doanh nghiệp Nhật hoạt động trên lãnh thổ Mỹ, như Toyota.  Các công ty Mỹ sau khi khai triển gần hoàn tất hệ thống TPS hay LEAN đã không thành công mấy trong việc nhận được các lợi ích thực tế mà họ mong đợi. Bế tắc này chỉ được khai thông khi giới quản lý Hoa Kỳ phát hiện hệ thống của họ thiếu nền tảng thực tế: Các cấp quản lý trực tiếp của họ thiếu khả năng đạt thành quả chắc chắn thông qua nhân viên của mình, như Kỹ năng Chỉ dẫn Việc, Cải tiến Phương pháp và xây dựng tinh thần hợp tác của nhân viên. Giáo sư G Robinson (1992) đã nghiên cứu vai trò của chương trình TWI, và các cấp lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên gia quản lý của Hoa Kỳ đã khôi phục lại TWI. Ngày nay các chương trình JIT, JMT và JRT trở thành một yêu cầu không thể thiếu trong việc đào tạo các giám sát viên trực tiếp tại các doanh nghiệp Hoa kỳ, tương tự như tại Nhật Bản.

 

MẠNG LƯỚI TWI NGÀY CÀNG LAN RỘNG TOÀN THẾ GIỚI

TWI Institute tại New York Mỹ và mạng lưới trên toàn cầu